Các bạn đang Xem Cuốn Sách có tự đề "đại nam dật sử và sử ta so với sử tàu" thuộc danh mục thể loại "lịch sử - địa lý - tôn giáo" được xuất bản bởi nhà xuất bản "NXB Khoa Học Xã Hội". Cuốn sách này được phát hành với hình thức bìa "bìa mềm" và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn có thể Tải cuốn sách "đại nam dật sử và sử ta so với sử tàu" PDF một cách rất nhanh chóng theo hướng dẫn bên dưới:
Chào mừng Bạn đã ghé thăm trang Website TaiSachPdf.VN – Nơi bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách hay và mới nhất hiện nay. Cuốn sách đại nam dật sử và sử ta so với sử tàu của tác giả “ứng hòe, nguyễn văn tố“ được “NXB Khoa Học Xã Hội” xuất bản với hình thức “bìa mềm” đang được rất nhiều đọc giả quan tâm thuộc thể loại “lịch sử - địa lý - tôn giáo”.
Sách vốn là kho tàng tri thức quý báu, có khả năng thay đổi cuộc sống của nhiều người. Website TaiSachPdf.VN đã cung cấp một môi trường cho phép mọi người tiếp cận hàng ngàn cuốn sách PDF thuộc đa dạng thể loại.
Các bạn có thể truy cập vào Website TaiSachPdf.VN để xem và tải cuốn sách "đại nam dật sử và sử ta so với sử tàu" dưới các định đạng File: PDF, AZW3, EPUB, PRC để đọc thuận tiện hơn. Bên dưới là thông tin cơ bản của cuốn sách "đại nam dật sử và sử ta so với sử tàu"
tên nhà cung cấp | công ty tnhh sách & truyền thông việt nam |
---|---|
tác giả | ứng hòe, nguyễn văn tố |
nxb | nxb khoa học xã hội |
năm xb | 2019 |
trọng lượng (gr) | 450 |
kích thước bao bì | 16 x 24 x 1.8 |
số trang | 424 |
hình thức | bìa mềm |
tác phẩm download nhiều nhất | top 100 tác phẩm lịch sử download nhiều của tháng |
“Dật sử” có nghĩa là bộ sử bị thất tán nhiều hay bộ sử ghi lại những sự việc không đầy đủ, đã không mấy người biết rõ. Theo tác giả thì Đại Nam dật sử là “lấy sách chữ Nho, dịch ra đây, phần nhiều chưa ai chép ra quốc ngữ”, không so sánh sử ta sử Tàu, không tra xét tên người tên đất, chỉ chép cho thành truyện, để hiến độc giả một ít tài liệu mà xưa nay chưa ai chép đủ”. Ta biết rằng thời bấy giờ các bộ sử như Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử thông giám cương mục... chưa có các bản dịch tiếng Việt. Mục đích của tác giả là dùng những nguồn tài liệu đó, viết lại thành một bộ sử dễ đọc dễ hiểu nhưng cũng khá đầy đủ và liên tục. Làm được như vậy đã là một đóng góp lớn. Nhưng xem kỹ Đại Nam dật sử, ta thấy không phải như tác giả nói, “không so sánh sử ta sử Tàu, không tra cứu tên người tên đất”, mà trái lại, tác giả đã khảo cứu uyên bác nhưng không kém phần sinh động và hứng thú. Chẳng hạn như đoạn viết về Lý Bí và nhà Tiền Lý. Ở đây, tác giả đã tranh luận kịch liệt với Henri Maspéro khi học giả này phủ nhận sự tồn tại của nhà Tiền Lý. Ông đã dẫn rất nhiều bộ sử Trung Quốc như Trần thư, Nam sử, Tuỳ thư, Nguyên Hoà quận huyện chí Thái Bình hoàn vũ ký, An Nam chí (nguyên), Độc sử phương dư kỷ yếu… để bác Maspéro từng điểm một. Ở những đoạn đã tham khảo Việt sử lược, một tài liệu thời Trần có giá trị, nhưng lúc đó chẳng ai chú ý. Ở nhiều chỗ tác giả đã nêu rõ sự khác nhau giữa những nguồn sử liệu. Lúc viết về Champa, tác giả đã tham khảo những sách như Vương quốc Champa của G. Maspéro, Nghệ thuật Champa của J. Leuba... Vì vậy, tập Dật sử này không còn là “để độc giả mua vui trong lúc đọc truyện khô khan” như tác giả nói nữa, mà thực chất là tác giả muốn viết một bộ sử tổng hợp, ít ra thì cũng dày dặn hơn quyển Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim. Đáng tiếc là Đại Nam dật sử chưa hoàn thành - tác giả mới viết được đến năm 1207, đời vua Cao Tông triều Lý. Tuy vậy, những điều mà tác giả đã viết đều đáng đọc cho dù là hiện nay chúng ta có bản dịch các bộ sử cũ trong tay.
Sử ta so với sử Tàu có mục đích khác hẳn với Đại Nam dật sử. Nguyễn Văn Tố coi Đại Nam dật sử là một công trình tổng còn Sử ta so với sử Tàu là công trình phân tích. Ta hãy nghe Nguyễn Văn Tố nói rõ về quan niệm của ông:
“Sử học cũng như khoa học, không chủ yếu làm sách cho dày, chỉ cốt tìm được nhiều điều mới, xưa nay chưa ai nói đến, hoặc chữa những chữ của người trước chép sai. Nếu kê cứu đâu ra đấy, thì tự khắc có người gộp ý lại, để dọn thành sách phổ thông. Lúc bấy giờ mới làm thành sách dày, mới gọi là tổng hợp, trước kia còn là phân tích.
Sử ta đã đến thời kỳ tổng hợp chưa?
Kể đại cương về các đời vua thì những quyển sử Nam xuất bản từ trước đến giờ cũng có thể gọi là tạm đủ. Nhưng xét đến sự linh hoạt của dân chúng, việc tuyển lính, cách thi học trò, sự giao thiệp với các nước láng giềng... thì hãy còn thiếu nhiều lắm. Phải tìm lâu thì may mới thấy; mà sử liệu không những ở văn thư, còn ở các đồ cổ tích nữa.
Tôi vẫn nói với các bạn đồng chí rằng: nếu có nhiều người chịu khó góp sức nhau lại, dịch những bộ sử chữ Nho thật đủ, và nhân đây khảo cứu thêm vào, mỗi người chuyên trị một khoa hay một thời, thì may ra chóng đến ngày tổng hợp”.
Chính để góp phần vào các công trình phân tích đó mà Nguyễn Văn Tố đã viết Sử ta so với sử Tàu. Có cái tên như thế là vì trong các vấn đề lịch sử mà ông nêu ra đều được khảo cứu bằng cách đối chiếu nguồn sử liệu khác nhau. Trong phần này, tác giả mới chỉ xét hai vấn đề: Một là nghiên cứu các tên đất có liên quan đến vùng đất Việt Nam trong lịch sử như Giao Chỉ, Văn Lang, Xích Quỷ, Nam Giao, Việt Thường, Âu Lạc, Nam Việt, Vạn Xuân, An Nam, Tĩnh Hải...; hai là nghiên cứu những cuộc nổi dậy trong thời Bắc thuộc. Cả hai vấn đề đều được nghiên cứu rất công phu, tài liệu trưng dẫn rộng rãi và tác giả đã nêu ra những ý kiến riêng. Tinh thần độc lập sáng tạo biểu lộ qua nhiều trang sách, chẳng hạn khi ông thảo luận với học giả nước ngoài về vấn đề Tượng quận hay vấn đề nhà Tiền Lý... Tất nhiên ngày nay có nhiều điểm mà chúng ta có thể có ý kiến khác nhưng không thể chối cãi rằng tác giả đã làm việc hết sức nghiêm túc. Cũng như Đại Nam dật sử, Sử ta so với sử Tàu còn viết dở dang, dừng lại ở cuộc nổi dậy của Lã Hưng năm 263 - 264.
Đôi nét về tác giả
Cụ Nguyễn Văn Tố (1889-1947) hiệu là Ứng Hòe, một nhà trí thức yêu nước nổi tiếng, nguyên Trưởng ban thường trực Quốc hội(tức Chủ tịch QH), Bộ trưởng Bộ Cứu tế – xã hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã hy sinh tại Bắc Cạn năm 1947.
Cụ sinh 5/6/1889 trong một gia đình nho giáo, gốc Hà Nội (tại làng Đông Thành, huyện Thọ Xương cũ).Tốt nghiệp trường Thông ngôn, cụ đến làm thư ký tòa soạn bộ kỷ yếu (D.P.C.H.V). Từ nhân viên phụ tá, cụ lên chức chủ sự Học viện Viễn Đông Bác cổ, một cơ quan nghiên cứu lịch sử văn hoá của người Pháp ở 26 phố Lý Thường Kiệt. Ngoài thời gian làm việc ở công sở, cụ thường viết bài in trên các báo chí tiếng Việt như tạp chí Tri Tân, Đông Thanh, Thanh Nghị… và các báo chí tiếng Pháp về nhiều lĩnh vực như văn học, nghệ thuật…
Cụ đã soạn thảo được hai bộ sử học đồ sộ “Đại Nam dật sử”, “Sử ta so với sử Tàu” rất công phu, nghiên cứu, đối chiếu nhiều nguồn thư tịch, tranh luận kịch liệt với các nhà sử học Pháp ở Đông Dương để làm sáng tỏ chân lý một cách khoa học. Rất tiếc bộ “Sử ta so với sử Tàu”, cụ mới soạn đến cuối đời nhà Lý, sau đó ít lâu cụ bị hy sinh nên còn dang dở.
Cụ Nguyễn Văn Tố không những uyên thâm Hán học mà tinh thông cả Tây học. Ngay cả với ông Nguyễn Thiệu Lâu, giáo sư trường Khải Định (Huế), có 5 bằng cử nhân KHXH, khi nhờ cụ xem bản thảo, cụ cũng gạch đỏ, ghi rõ lỗi thuộc loại nào khiến ông Lâu cũng phải tâm phục, khẩu phục. Người Pháp cũng rất kính nễ ông. Bezacier, chuyên viên khảo cổ học người Pháp cũng phải nhờ cụ sửa bài. Ông Coedès ,Giám đốc Viện, khi đưa bài cho cụ, nói hẵn với cụ rằng: “Có sai cứ sửa, nếu sau này có ai chỉ trích một điểm gì là lỗi ông đó”.
Vốn là nhà nghiên cứu, Nguyễn Văn Tố cũng đồng thời là nhà truyền bá, môi giới, quảng cáo văn chương, viết nhiều bài đọc sách, điểm sách, có khi mở rộng thành những cuộc trao đổi, tranh luận nối dài trong nhiều kỳ báo. Trên thực tế, Nguyễn Văn Tố đọc điểm cả các chuyên khảo văn chương, sách truyện danh nhân và đi sâu phân tích cái được và chưa được của các bộ văn học sử đương thời. Không chỉ đọc điểm, góp ý cho từng bộ sách cụ thể, Nguyễn Văn Tố còn đóng vai trò người phản biện, trao đổi, tranh luận và "đính chính" cho những sai sót trên văn đàn và các nguồn thư tịch cổ. Với lợi thế của nhà văn bản học, tư liệu học, ông lý giải và xác định nhiều vấn đề có tính giao thoa, nằm ở đường biên văn học như Có nhà Tiền Lý không, Những ông Nghè triều Lê, Tra nghĩa chữ Nho, vừa đi sâu khảo sát, phân tích văn bản như Tài liệu để đính chính những bài văn cổ nối dài suốt 90 số trên tạp chí Tri tân, kể từ giai đoạn khởi đầu cho đến kết thúc... Nói riêng với công trình sau, Nguyễn Văn Tố đã phiên dịch, khảo dị, chú thích, so sánh từ văn bản thi ca dân gian đến tác phẩm khuyết danh và hữu danh "chưa từng thấy in ra chữ Quốc ngữ" và giới thiệu rộng rãi văn phẩm của các tác giả Lê Thánh Tông (1442-1497), Trịnh Căn (1633-1709), Lê Quý Ðôn (1726-1784), Ðặng Ðức Siêu (1750-1810), Nguyễn Huy Lượng (1758-1808), Nguyễn Khuyến (1835-1909)... Ðặc biệt từ mục bài số 40-90, ông tập trung khảo sát thi phẩm Kim Vân Kiều của Nguyễn Du (1765-1820) trong tương quan với tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) và mở rộng khảo dị, liên hệ, so sánh câu chữ các bản Nôm, các lối phiên âm, hệ thống điển tích, các cách hiểu, các bài giảng Kiều, tập Kiều, đố Kiều, vịnh Kiều... Nhìn chung, cách khai thác, định giá tư liệu văn chương cổ của Nguyễn Văn Tố đều in đậm dấu ấn hàn lâm, bao giờ cũng có ký chú xuất xứ rõ ràng, thể hiện phong cách nghiên cứu bài bản, nghiêm túc và đến nay vẫn còn là tấm gương sáng cho các nhà khoa học noi theo.
Giáo sư Sử học HÀ VĂN TẤN
Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam
Viện trưởng Viện Khảo cổ học
Tác Giả: hội đồng khoa học xã hội tphcm
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: phan du
Nhà Xuất Bản: cty sách tao đàn
Tác Giả: bhante gunaratana
Nhà Xuất Bản: công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội samanta
Tác Giả: ann shen
Nhà Xuất Bản: phụ nữ
Tác Giả:
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: hoàng lại giang
Nhà Xuất Bản: nxb chính trị quốc gia
Tác Giả: nguyễn đức hiệp
Nhà Xuất Bản: cty sách dân trí
Tác Giả: ivan kiriow, léa milsent
Nhà Xuất Bản: nhã nam
Tác Giả: hồng thái
Nhà Xuất Bản: nxb trẻ
Tác Giả: paulus của
Nhà Xuất Bản: công ty tnhh quốc tế mai hà