Các bạn đang Xem Cuốn Sách có tự đề "những bài học lịch sử" thuộc danh mục thể loại "lịch sử - địa lý - tôn giáo" được xuất bản bởi nhà xuất bản "Thế Giới". Cuốn sách này được phát hành với hình thức bìa "bìa mềm" và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn có thể Tải cuốn sách "những bài học lịch sử" PDF một cách rất nhanh chóng theo hướng dẫn bên dưới:
Chào mừng Bạn đã ghé thăm trang Website TaiSachPdf.VN – Nơi bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách hay và mới nhất hiện nay. Cuốn sách những bài học lịch sử của tác giả “will, ariel durant“ được “Thế Giới” xuất bản với hình thức “bìa mềm” đang được rất nhiều đọc giả quan tâm thuộc thể loại “lịch sử - địa lý - tôn giáo”.
Sách vốn là kho tàng tri thức quý báu, có khả năng thay đổi cuộc sống của nhiều người. Website TaiSachPdf.VN đã cung cấp một môi trường cho phép mọi người tiếp cận hàng ngàn cuốn sách PDF thuộc đa dạng thể loại.
Các bạn có thể truy cập vào Website TaiSachPdf.VN để xem và tải cuốn sách "những bài học lịch sử" dưới các định đạng File: PDF, AZW3, EPUB, PRC để đọc thuận tiện hơn. Bên dưới là thông tin cơ bản của cuốn sách "những bài học lịch sử"
tên nhà cung cấp | alpha books |
---|---|
tác giả | will, ariel durant |
người dịch | minh tuệ |
nxb | thế giới |
năm xb | 2022 |
trọng lượng (gr) | 200 |
kích thước bao bì | 20 x 14 cm |
số trang | 192 |
hình thức | bìa mềm |
tác phẩm download nhiều nhất | top 100 tác phẩm lịch sử download nhiều của tháng |
Những bài học lịch sử vốn là tác phẩm được viết ra như một phần vĩ thanh, ghi nhận những đúc kết của chính các tác giả trong quá trình đọc rà để tái bản bộ sách The Story of Civilization (Câu chuyện văn minh), với nhiều tính suy tư, chiêm nghiệm. Sách gồm mười ba tiểu luận được chia theo các chủ đề như “Do dự” (những thử thách nào mà bất cứ sử gia nào cũng phải trải qua), “Sinh học và lịch sử”, “Lịch sử và chiến tranh”, “Lịch sử và tôn giáo”…
Với tập tiểu luận này, các tác giả từng đoạt giải Pulitzer Will & Ariel Durant sẽ đưa chúng ta vào hành trình xuyên suốt lịch sử, khám phá những khả năng và hạn chế của loài người theo thời gian, giúp độc giả dễ dàng đi vào nội hàm triết học của các chu kỳ tiến bộ-suy tàn của xã hội loài người. Và thông qua những cuộc đời, ý tưởng và thành tựu vĩ đại xen kẽ với các chu kỳ chiến tranh và chinh phục từng xảy ra trong quá khứ, Will & Ariel Durant vén màn hé lộ cho chúng ta hiểu được ý nghĩa bối cảnh lịch sử ở chính thời đại của mình.
Trích đoạn hay:
[Chương 1]
“Lẽ tất nhiên, chép sử không thể là một môn khoa học. Nó vừa là một bộ môn kỹ thuật, vừa là một nghệ thuật, đồng thời là một triết lý: là một môn kỹ thuật thông qua việc tìm hiểu các thông tin xác thực, là một nghệ thuật bởi nó cố sắp xếp mớ thông tin hỗn độn thành một trật tự có ý nghĩa, là một triết lý bởi nó đi tìm các quan điểm và sự giác ngộ khai sáng.”
“‘Lịch sử cười khẩy trước mọi nỗ lực ép buộc dòng chảy của nó thuận theo bất kỳ mô thức lý thuyết hay lối mòn luận lý nào. Nó đập tan mọi sự khái quát hóa và phá vỡ tất cả các quy tắc của chúng ta; lịch sử kỳ dị như vậy đấy.’ Biết đâu trong những giới hạn này, lịch sử lại dạy cho chúng ta đức kiên nhẫn để có thể chịu đựng thực tại và tôn trọng ảo mộng của nhau.”
[Chương 4]
“Lịch sử không màng đến màu da, và một nền văn minh có thể phát triển dưới bất kỳ hoàn cảnh thuận lợi nào với bất kỳ sắc da nào.
Miền Nam tạo ra các nền văn minh, miền Bắc lại chinh phạt và hủy diệt chúng, rồi lại vay mượn từ chính những nền văn minh ấy để mà truyền bá: sơ lược lịch sử là như thế.”
“Không phải nòi giống tạo nên văn minh, mà chính văn minh tạo nên một dân tộc: chính hoàn cảnh địa lý, kinh tế, chính trị tạo ra một nền văn hóa, và văn hóa lại tạo ra một kiểu người.”
“Kiến thức về lịch sử dạy cho ta biết rằng văn minh là một công trình mà nhiều người hợp tác mới thành, hầu như mọi dân tộc đều hợp sức góp phần tạo ra nó, nó là di sản và cũng là món nợ chung của tất cả chúng ta. Một con người văn minh được thể hiện qua cách anh ta đối đãi với từng người – dù là đàn ông hay phụ nữ, dù thấp kém ra sao – như một cá thể mang tính đại diện cho những tập thể đã chung tay gầy dựng nên văn minh nhân loại.”
[Chương 7]
“Tính đến nay, trong lịch sử không có một ví dụ nổi bật nào về một xã hội duy trì thành công đời sống đạo đức mà không cần đến sự trợ giúp của tôn giáo. Chính quyền các nước như Pháp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đã ly khai, tách bạch và không còn giao kết với Giáo hội, nhưng họ vẫn cần đến tôn giáo để duy trì trật tự xã hội.”
[Chương 8]
“Trong hai giai đoạn từ năm 1933 đến 1952 và từ năm 1960 đến năm 1965, chính phủ Hoa Kỳ đã học theo và áp dụng giải pháp hòa bình của Solon, có thể nói họ đã thực hiện được việc phân chia lại tài sản một cách ôn hòa và bình ổn. Hẳn ai đó trong chính phủ Mỹ đã chịu nghiên cứu lịch sử! Tầng lớp thượng lưu ở Mỹ chỉ biết nguyền rủa, nhưng đành tuân theo và sau đó lại tiếp tục quá trình tập trung của cải.
Chúng tôi rút ra kết luận rằng sự tập trung của cải là điều hoàn toàn tự nhiên và không thể tránh khỏi. Quá trình này theo chu kỳ lại được làm dịu bằng một cuộc tái phân chia tài sản theo cách ôn hòa hoặc bạo lực. Xét về điểm này, nếu xã hội là một sinh thể sống động bằng xương bằng thịt, thì lịch sử kinh tế không khác gì nhịp tim chầm chậm của sinh thể ấy. Cũng giống như chu kỳ tâm thu và tâm trương – một vòng tuần hoàn của tim, của cải sẽ được tập trung lại và buộc phải tái xoay vần như một vòng tuần hoàn tất yếu.”
[Chương 9]
“Dễ thấy, hiện nay thế giới phương Tây đang dịch chuyển theo hướng kết hợp, hòa hợp hai chủ nghĩa này. Mỗi năm, vai trò của chính phủ phương Tây tham gia vào nền kinh tế ngày một tăng, trong khi vai trò của giới tư nhân ngày một giảm. Chủ nghĩa tư bản vẫn duy trì kích thích tư hữu tài sản, tự do doanh nghiệp, môi trường cạnh tranh và nguồn hàng hóa phong phú; nhưng đồng thời cũng áp dụng chính sách thuế cao đánh vào tầng lớp thượng lưu, nhờ vậy chính phủ mới có thể cung cấp cho một dân số (nay đã biết tự kìm hãm) đủ mọi dịch vụ từ giáo dục, y tế đến giải trí mà trước đây chưa từng xảy ra. Nỗi e ngại chủ nghĩa tư bản đã thúc đẩy chủ nghĩa xã hội phải nới lỏng quyền tự do, và chính nỗi sợ hãi chủ nghĩa xã hội đã buộc chủ nghĩa tư bản phải củng cố quyền bình đẳng. Phương Đông cũng như phương Tây mà phương Tây cũng như phương Đông, chẳng bao lâu cả hai phía sẽ giao nhau.”
[Chương 10]
“Chế độ quân chủ dường như là hình thái chính phủ tự nhiên nhất, vì nó áp dụng cho nhóm người cai trị một thứ quyền hành tương tự quyền lực của người cha trong gia đình hoặc của thủ lĩnh trong một binh đoàn. Nếu chúng ta đánh giá các hình thái chính phủ dựa trên hai yếu tố: mức độ phổ biến và khoảng thời gian tồn tại trong lịch sử, thì phần thắng sẽ thuộc về chế độ quân chủ. Chế độ dân chủ thì ngược lại, chúng chẳng khác nào các giai đoạn chuyển tiếp xen kẽ, liên tục và nhốn nháo.”
“Đoạn tuyệt với quá khứ tức là kêu gọi sự cuồng nộ, là kết quả tất yếu diễn ra ngay sau khi xảy ra một cú sốc hoặc sự tàn phá quá lớn. Vì sự tỉnh táo của một cá nhân nằm trong dòng chảy ký ức liên tu bất tận của anh ta, nên sự tỉnh táo của một tập thể phụ thuộc vào tính liên tục của các truyền thống của tập thể ấy; trong cả hai trường hợp, sự đứt gãy trong dây chuyền sẽ khởi phát các phản ứng thần kinh, như trong các vụ thảm sát ở Paris vào tháng 9 năm 1792.”
“Các cuộc cách mạng dùng vũ lực không phân phối lại nhiều của cải hiện có, mà phần lớn là phá hủy chúng. Đôi khi các cuộc cách mạng có thể phân chia lại đất đai, nhưng sự bất bình đẳng tự nhiên giữa người với người sớm muộn gì cũng tạo ra sự bất bình đẳng về sở hữu và đặc quyền, và một thế lực thiểu số mới lại lên nắm quyền với những bản năng cơ bản giống như thời xưa. Cuộc cách mạng thực sự duy nhất là việc khai sáng tâm trí và cải thiện phẩm chất, sự giải phóng thực sự duy nhất là giải phóng cá nhân, và những nhà cách mạng chân chính duy nhất là các bậc hiền triết và thánh nhân.”
“Trong tất cả các hình thái chính phủ, dân chủ là khó thực hiện nhất, vì nó đòi hỏi sự phân bổ rộng rãi nhất của trí tuệ, và chúng ta đã quên đi việc mình muốn trở nên thông minh khi chính chúng ta tự đặt mình lên vị trí quyền lực tối cao. Giáo dục được phát triển rộng rãi, nhưng trí thông minh vĩnh viễn bị kìm hãm bởi khả năng sinh sôi nảy nở của những trí óc giản đơn. Một người hay giễu cợt nhận xét rằng: “Không nên vì lẽ sự xuẩn ngốc hiện diện khắp nơi nơi mà ta phải đặt nó lên ngai vàng.” Tuy nhiên, sự xuẩn ngốc lên ngôi không được bao lâu vì chính nó tạo điều kiện cho sự thao túng của các thế lực định hướng dư luận. Có thể Lincoln đã nói đúng, rằng người ta không thể lừa gạt tất cả mọi người hoài được, nhưng người ta có thể gạt được một số người đủ để thống trị cả quốc gia rộng lớn.”
“Ngoài những điểm trừ đã liệt kê thì chế độ dân chủ ít gây tổn hại hơn và kể ra lại có nhiều điểm tốt hơn bất kỳ hình thức chính phủ nào khác. Nó trao cho sự tồn tại của con người một niềm say mê, nhiệt huyết và tình bạn, tình đồng đội đủ để dung thứ cho những khiếm khuyết cùng cạm bẫy mà nó đem lại. Nó trao cho các luồng tư tưởng mới, nền khoa học và kinh tế sự tự do phóng khoáng cần thiết để vận hành và tăng trưởng. Nó phá vỡ các tường rào đặc quyền và giai cấp. Và qua mỗi thế hệ, nó nâng tầm năng lực của mọi người đến từ bất kỳ cấp bậc và thân phận nào.”
“Quyền của con người không phải là quyền nắm giữ các chức vụ và quyền hành, mà là quyền được tiếp cận những con đường rộng mở để dung dưỡng và thử thách năng lực cá nhân, để cá nhân ấy có thể lãnh nhận trọng trách hoặc quyền lực nào đó trong tương lai. Quyền không phải là món quà Thiên Chúa hay Tạo hóa ban tặng, mà là đặc quyền được trao cho mỗi cá nhân trong nhóm, mà chính lợi ích nhóm sẽ được tốt lây nếu mỗi một cá nhân được trao quyền.
Ở Anh, Hoa Kỳ, Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ và Canada, chế độ dân chủ ngày nay vững mạnh hơn bao giờ hết. Nó đã tự vệ một cách đầy can trường và giàu nghị lực trước sự tấn công của chế độ độc tài ngoại lai, cũng như không chịu khuất phục trước trước các thành phần độc tài tồn tại ngay chính bên trong đất nước. Nhưng nếu chiến tranh tiếp tục xâm chiếm, nuốt chửng và thống trị nó, hoặc giả nó ngứa ngáy muốn trở thành bá chủ thế giới, mà dã tâm ấy thì cần một lực lượng quân đội lớn và sự chiếm hữu của cải, thì các quyền tự do dân chủ sẽ lần lượt phải nhường bước cho kỷ luật vũ trang và xung đột. Nếu chủng tộc hoặc chiến tranh giai cấp chia chúng ta thành các phe thù địch, thay đổi lý lẽ chính trị thành sự căm ghét mù quáng, thì phe này hay phe kia có thể lật ngược tình thế bằng luật gươm đao. Nếu nền kinh tế tự do của chúng ta không phân phối của cải một cách hiệu quả như cách nó tạo ra của cải, thì con đường dẫn đến chế độ độc tài sẽ rộng mở cho bất kỳ ai giỏi thuyết phục và hứa hẹn có thể đảm bảo sự an toàn cho tất cả mọi người. Cho dù được che đậy bởi vỏ bọc mỹ từ nào đi chăng nữa thì một chính phủ vũ trang sẽ nuốt chửng và nhấn chìm một thế giới dân chủ.”
[Chương 11]
“Ở thế kỷ nào cũng vậy, các tướng lĩnh và các bậc đế vương, các vị lãnh chúa (như Ashoka và Augustus là ngoại lệ hiếm hoi) đều cười nhạo trước sự bài xích chiến tranh được thể hiện khá rụt rè của đám triết gia. Nếu dùng lăng kính chiến tranh mà kiến giải lịch sử, thì chiến tranh chính là kẻ phán xử tối hậu. Đại đa số mọi người (trừ những ai khù khờ và yếu hèn) đều công nhận rằng chiến tranh nổ ra là việc đương nhiên và cần thiết cho sự phán xét.”
[Chương 12]
“Cái chết là điều tự nhiên, và nếu nó đến đúng lúc thì đó là một điều có ích và đáng được thứ tha. Khi đó, một đầu óc đạt đến độ chín của sự trưởng thành sẽ không còn cảm thấy tức giận khi cái chết đến. Nhưng những nền văn minh có thực sự chết? Không, không hẳn là thế. Nền văn minh Hy Lạp cổ đại không thực sự chết đi; chỉ là cái khuôn cũ của nó bị mất đi và giờ thì nó lan tỏa đến nhiều nơi và hiện thân ở những nơi ở mới. Tinh thần của nền văn minh đó vẫn sống trong ký ức của dân tộc, và dồi dào đến nỗi trong một kiếp người, dù sống đủ lâu và đủ sâu thế nào, cũng không tài nào hấp thu hết được. Giờ đây, có nhiều người đọc Homer hơn là ở chính thời của ông ấy. Những thi sĩ và triết gia Hy Lạp ngày nay đều “có mặt” ở mọi thư viện và đại học. Ngay khoảnh khắc này đây, Plato đang được nghiên cứu bởi hàng trăm ngàn người tìm được cái “thú vui tha thiết” trong việc nghiên cứu triết học và thắp sáng cuộc sống bằng tư duy và trí tuệ. Sự chọn lọc và trường tồn của những bộ óc sáng tạo này là một sự bất tử xác thực nhất, quý hóa nhất.”
“Quốc gia nào rồi cũng chết đi. Đất đai nào cũng trở nên cằn cỗi vì sương gió và bao điều đổi thay khác. Nhưng con người kiên gan bền chí sẽ lại nhặt nhạnh công cụ sản xuất và nghệ thuật của mình lên để bước tiếp, mang theo những ký ức của một thời đã qua. Nếu được giáo dục để lưu giữ ký ức đó sâu sắc và vẹn toàn hơn, con người thậm chí có thể “di cư” nền văn minh cũ và tạo lập nó ở một nơi khác. Trên mảnh đất mới này, họ không cần phải bắt đầu lại từ đầu, và cũng không phải lủi thủi một mình vì họ sẽ không thiếu những đồng minh thân thiện. Các phương tiện giao thông và liên lạc sẽ luôn gắn kết họ với vùng đất mẹ, nuôi dưỡng họ như cái nhau nuôi dưỡng thai nhi vậy. La Mã đã “nhập khẩu” nền văn minh Hy Lạp và chuyển nó vào toàn Tây Âu; từ đó Hoa Kỳ cũng hưởng lợi từ những nền văn minh Âu châu và chuẩn bị để truyền lại cho thế hệ sau bằng nhiều phương cách vô tiền khoáng hậu.
Các nền văn minh chính là bao thế hệ tâm hồn của toàn nhân loại. Cũng giống như khi một lớp người chết đi thì một lớp người mới lại được sinh ra, một nền văn hóa già cỗi cũng sẽ truyền lại di sản của mình cho những nền văn hóa thừa tự, vượt bao khoảng cách về không gian và thời gian. Ngay lúc này đây, trong khi chúng tôi đang viết những dòng này, thương mại và ấn phẩm, dây điện, sóng điện từ và các sứ giả vô hình trong không trung vẫn đang tiếp tục nối kết mọi quốc gia và các nền văn minh lại với nhau, nhằm bảo tồn cho tất cả mọi người những gì mà mỗi một cá nhân đã cống hiến, góp vào di sản nhân loại.”
[Chương 13]
“Mọi “tiến bộ” công nghệ cũng chỉ được xem là công cụ mới cho những mục tiêu cũ ấy thôi: tích góp tài sản, chinh phục giới tính còn lại (hoặc cùng giới), ganh đua và chiến tranh. Một trong những khám phá đáng thất vọng nhất của thế kỷ XX đầy những vỡ mộng này là sự trung tính của khoa học: nó sẵn sàng giúp ta giết chóc cũng như cái cách nó sẵn sàng chữa bệnh cho ta, và nó sẵn sàng giúp ta tiêu diệt còn hơn là nó có thể xây dựng nữa. Châm ngôn “Kiến thức là sức mạnh!” đầy tự hào của Francis Bacon bây giờ trông mới kệch cỡm làm sao. Đôi khi ngẫm lại, ở thời Trung cổ và thời Phục hưng – hai thời đại chú trọng vào thần thoại và nghệ thuật hơn là khoa học và sức mạnh – nhiều khi còn thông thái hơn chúng ta bây giờ, một thế hệ liên tục đẻ ra những cỗ máy lớn hơn, mạnh hơn mà không màng cải thiện và phát triển mục đích của mình.”
“Lịch sử vốn giàu tư liệu đến nỗi nếu muốn minh chứng cho giả thuyết nào thì ta đều có thể chọn một nhóm sự kiện làm dẫn chứng được. Nếu lựa chọn dẫn chứng với tinh thần lạc quan hơn thì nhiều khi chúng ta đã đi đến những kết luận dễ nghe và dễ thở hơn chút rồi. Nhưng trước hết, có lẽ ta nên định nghĩa “tiến bộ” là gì. Nếu “tiến bộ” là sự gia tăng hạnh phúc thì thôi, mới nhìn đã thấy không thể chứng minh chúng ta có chút tiến bộ gì rồi. Con người có khả năng phiền muộn thần sầu, dù có vượt qua được bao nhiêu khó khăn, ý thức được bao nhiêu lý tưởng thì chúng ta vẫn tìm được lý do để khổ sở và buồn rầu. Có một chút sự thích thú âm thầm khi ta từ chối thế nhân và vũ trụ, cho rằng chẳng một điều gì xứng đáng sự ưng thuận của chúng ta. Nếu ta định nghĩa tiến bộ như trên thì một đứa trẻ con bình thường chẳng phải là tiên tiến hơn một người lớn hay một bậc hiền nhân hay sao, vì đứa trẻ đó chắc chắn là hạnh phúc nhất trong ba người rồi! Vậy có cách nào định nghĩa nó một cách khách quan hơn không? Ở đây, chúng ta có thể định nghĩa tiến bộ là sự gia tăng khả năng kiểm soát môi trường quanh ta. Định nghĩa này có thể áp dụng được cho những sinh vật đơn giản nhất và cho cả con người.”
“Chúng ta không nên phiền muộn chỉ vì nguy cơ sụp đổ của nền văn minh hiện giờ. Vua Frederick của vương quốc Phổ đã từng hỏi đạo quân đang thoái lui của ông tại trấn chiến ở Kolin rằng: “Các ngươi có muốn sống mãi mãi không?”79 Có lẽ ta nên mong muốn cuộc sống luôn đổi mới, để những nền văn minh và trung tâm thế giới mới được hình thành. Cho đến lúc đó thì phương Tây có thể lại hồi sinh khi họ gắng sức đáp ứng những thách thức đặt ra bởi một phương Đông đang trỗi dậy.
Chúng tôi đã nói rằng một nền văn minh vĩ đại thì không bao giờ chết đi hoàn toàn. Có nhiều thành công và phát kiến quý báu vẫn sống sót qua bao thăng trầm của các quốc gia, ví dụ như: khám phá ra lửa và lửa và ánh sáng, sáng chế bánh xe và những dụng cụ cơ bản; ngôn ngữ, chữ viết, nghệ thuật và âm nhạc; nông nghiệp, chế độ gia đình, bổn phận cha mẹ; tổ chức xã hội, đạo đức và từ thiện; và giáo dục để truyền lại những tinh hoa và truyền thống của gia đình, nòi giống cho đời sau. Đây là những yếu tố của nền văn minh, và chúng đã được gìn giữ cật lực qua bao gian truân và thay đổi, từ nền văn minh này sang nền văn minh kế tiếp. Chúng là những tế bào kết mạc của lịch sử nhân loại.”
“Không ai ngoài đám trẻ nít lại đi phàn nàn rằng cớ làm sao nhà giáo vẫn chưa thể khai trừ hết mười ngàn năm sai sót và mê tín dị đoan. Thí nghiệm lớn này chỉ mới bắt đầu, nhưng nếu sinh suất của những hộ dân bướng bỉnh và cố ý lan truyền sự vô học thì xem chừng thí nghiệm vẫn có nguy cơ thất bại. Nhưng nếu mọi đứa trẻ đều được đi học cho đến ít nhất là năm chúng hai mươi tuổi, được ra vào miễn phí những kho tàng báu vật tri thức và nghệ thuật như các trường đại học, thư viện, bảo tàng, thì thành quả tối ưu đạt được cho xã hội sẽ như thế nào? Ta không nên xem giáo dục là học vẹt, là chồng chất những sự kiện, ngày tháng và các triều đại, cũng không thể chỉ xem đó là sự chuẩn bị cần thiết để kiếm được công ăn việc làm sau này; đúng vậy, ta phải nhìn nhận giáo dục như là sự truyền đạt những di sản tư tưởng, đạo đức, kỹ thuật và mỹ thuật một cách thấu đáo, đầy đủ nhất, cho nhiều cá nhân nhất có thể, nhằm giúp loài người mở mang tầm hiểu biết và biết tiết chế tốt hơn, giúp họ tô vẽ và hưởng thụ cuộc sống một cách trọn vẹn hơn.”
“Nếu sự tiến bộ là thật (dù ta có than vãn thế nào đi nữa), thì không phải vì ta mới sinh ra đã khỏe hơn, tốt hơn, thông thái hơn trẻ sơ sinh thời xưa, mà là vì khi sinh ra ta đã được vây quanh bởi một di sản văn hóa giàu có hơn, được đặt trên bệ móng cao hơn, được chống đỡ nhờ sự tích lũy vô vàn kiến thức và nghệ thuật từ trước tới giờ. Khi cái di sản đó nâng tầm thì loài người cũng nâng tầm tỷ lệ thuận cùng với những gì họ nhận được từ di sản ấy.
Trên hết thảy, lịch sử là sự hình thành, ghi nhận và lưu giữ những di sản văn hóa; sự tiến bộ được đo bởi sự gia tăng, bảo tồn, truyền đạt và cách sử dụng di sản đó. Đối với những ai học lịch sử không chỉ để tránh những tội ác và sai lầm ngu dốt của người xưa mà còn để được nhắc nhớ, động viên bởi những linh hồn sáng tạo trong lịch sử, thì quá khứ sẽ không còn là căn phòng kinh dị đầy u phiền nữa; nó trở thành một thành phố thiên đàng, một đất nước rộng lớn của trí óc, nơi mà hàng ngàn vị thánh, chính khách, nhà phát minh, nhà khoa học, thi sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, ái nhân và triết gia vẫn còn sống mãi, vẫn nói, vẫn dạy, vẫn chạm trổ, vẫn hát ca. Sử gia sẽ không than vãn khi họ nhận thấy ý nghĩa duy nhất cho sự tồn tại của loài người là những ý nghĩa con người tự cho lấy; hãy xem đó là niềm kiêu hãnh của loài người chúng ta khi ta tự tạo nên cho cuộc sống mình một ý nghĩa mà đôi lúc có thể vượt trên cả cái chết. Người may mắn là người cả đời đã góp nhặt được thật nhiều những di sản văn minh và truyền lại chúng cho con cháu mình. Đến hơi thở cuối cùng, họ vẫn sẽ biết ơn cái gia tài đồ sộ vô cùng trác tuyệt đó, và biết rằng nó chính là người mẹ nuôi dưỡng ta, cũng chính là cuộc sống vĩnh hằng của ta.”
Về tác giả:
Will (1885-1981)
& Ariel Durant (1898-1981)
Với những công trình biên soạn đồ sộ của mình, vợ chồng nhà Durant được trao các giải thưởng danh giá như Pulitzer Prize for General Non-fiction (Giải Pulitzer cho tác phẩm phi hư cấu) năm 1968, Presidential Medal of Freedom (Huân chương Tự do của Tổng thống) năm 1977 cùng nhiều giải thưởng khác.
Quan niệm viết sách sử và triết học của Will Durant là xem xét mọi sự vật, sự kiện và hiện tượng xuyên suốt lịch sử loài người theo sub specie totius (từ cái nhìn tổng thể, toàn cảnh), quan niệm này chịu ảnh hưởng từ Spinoza – nhìn nhận theo sub specie aeternitatis (từ khía cạnh vĩnh cửu).
Tác phẩm tiêu biểu
The Story of Philosophy (Câu chuyện triết học, năm 1926 – Will Durant viết riêng)
Bộ sách The Story of Civilization (Câu chuyện văn minh, năm 1935-1975, 11 tập, Will & Ariel viết chung ở năm tập cuối)
The Lessons of History (Những bài học lịch sử, năm 1968 – viết chung)
The Greatest Minds and Ideas of All Times (Những tư tưởng và lý tưởng vĩ đại nhất mọi thời đại, Will Durant viết riêng)
V.v.
Tác Giả: hội đồng khoa học xã hội tphcm
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: phan du
Nhà Xuất Bản: cty sách tao đàn
Tác Giả: bhante gunaratana
Nhà Xuất Bản: công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội samanta
Tác Giả: ann shen
Nhà Xuất Bản: phụ nữ
Tác Giả:
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: hoàng lại giang
Nhà Xuất Bản: nxb chính trị quốc gia
Tác Giả: nguyễn đức hiệp
Nhà Xuất Bản: cty sách dân trí
Tác Giả: ivan kiriow, léa milsent
Nhà Xuất Bản: nhã nam
Tác Giả: hồng thái
Nhà Xuất Bản: nxb trẻ
Tác Giả: paulus của
Nhà Xuất Bản: công ty tnhh quốc tế mai hà