Các bạn đang Xem Cuốn Sách có tự đề "trường pháp ở việt nam 1945 -1975" thuộc danh mục thể loại "lịch sử - địa lý - tôn giáo" được xuất bản bởi nhà xuất bản "NXB Hà Nội". Cuốn sách này được phát hành với hình thức bìa "bìa mềm" và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn có thể Tải cuốn sách "trường pháp ở việt nam 1945 -1975" PDF một cách rất nhanh chóng theo hướng dẫn bên dưới:
Chào mừng Bạn đã ghé thăm trang Website TaiSachPdf.VN – Nơi bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách hay và mới nhất hiện nay. Cuốn sách trường pháp ở việt nam 1945 -1975 của tác giả “nguyễn thụy phương“ được “NXB Hà Nội” xuất bản với hình thức “bìa mềm” đang được rất nhiều đọc giả quan tâm thuộc thể loại “lịch sử - địa lý - tôn giáo”.
Sách vốn là kho tàng tri thức quý báu, có khả năng thay đổi cuộc sống của nhiều người. Website TaiSachPdf.VN đã cung cấp một môi trường cho phép mọi người tiếp cận hàng ngàn cuốn sách PDF thuộc đa dạng thể loại.
Các bạn có thể truy cập vào Website TaiSachPdf.VN để xem và tải cuốn sách "trường pháp ở việt nam 1945 -1975" dưới các định đạng File: PDF, AZW3, EPUB, PRC để đọc thuận tiện hơn. Bên dưới là thông tin cơ bản của cuốn sách "trường pháp ở việt nam 1945 -1975"
tên nhà cung cấp | alpha books |
---|---|
tác giả | nguyễn thụy phương |
nxb | nxb hà nội |
năm xb | 2022 |
trọng lượng (gr) | 473 |
kích thước bao bì | 24 x 16 x 1.7 cm |
số trang | 345 |
hình thức | bìa mềm |
tác phẩm download nhiều nhất | top 100 tác phẩm lịch sử download nhiều của tháng |
Trường Pháp Ở Việt Nam 1945 -1975
Cuốn sách này, bắt nguồn từ luận án tiến sỹ của tác giả, đã hoàn thành vai trò của mình là làm sống lại thiên truyện về nền giáo dục Pháp tại Việt Nam trong ba thập niên bản lề của lịch sử đất nước này trong thế kỷ 20 (1945-1975).
Mục đích của cuốn sách này là miêu tả và phân tích hệ thống giáo dục Pháp tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam sau 1945 ở những bình diện chính sách, tổ chức và cách thức vận hành. Ba chương trong sách sẽ chỉ ra, dưới sức nặng của những toan tính chính trị quốc tế cũng như áp lực từ phía các gia đình Việt đến trường Pháp, nước Pháp đã cải tổ một cách tài tình như thế nào để biến hệ thống giáo dục thuộc địa kiên cố, vốn được coi là mũi giáo của sứ mạng khai hóa, thành một công cụ phục vụ cho ngoại giao văn hóa. Đây là một thứ ngoại giao mới mà các chính thể Nhà nước muốn sử dụng, cho mục đích đối ngoại, nhằm truyền bá những tác phẩm mang tính biểu tượng của một nền văn hóa như nghệ thuật, văn chương, hay truyền bá tri thức thông qua giáo dục.
Cuốn sách giới thiệu cô đọng những đặc điểm căn bản của giáo dục Đông Dương thuộc địa, giúp độc giả khám phá tiến trình ít nhiều bị cưỡng ép để biến “sứ mạng khai hóa” thành một thứ “Phái bộ văn hóa” thích ứng linh động hơn với điều kiện chính trị và chiến cuộc từ 1945 đến 1954. Đồng thời phân tích sự phát triển của hệ thống trường Pháp tại miền Nam từ 1954 đến 1975 trong bộ “áo choàng ngoại giao” mới dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hòa có sự hậu thuẫn của Mỹ.
Trong cuốn sách cũng kèm rất nhiều lời chứng được thu thập ở Pháp và Việt Nam giúp chúng ta như thâm nhập thực sự vào thế giới học đường, phát hiện ra các mật mã, ngôn ngữ, những ước vọng và lo âu của nó. Lời chứng cũng kể lại những mối quan hệ giữa các học sinh, giữa học sinh và giáo viên. Nó tái dựng những mạng lưới, hệ giá trị, biến chuyển tư tưởng, những thú vui giải trí, thậm chí cả những bộ phim mà học sinh thời đó chuộng xem. Ngoài những cuộc phỏng vấn trực tiếp và bảng hỏi, tác giả cũng tra cứu các tập san và ấn phẩm định kỳ cùng với các nguồn lưu trữ thuộc địa và ngoại giao. Vì vậy, những phân tích sử học, mang những điểm nhìn phong phú, khi thì văn hóa, khi thì thống kê, thực sự gây ấn tượng với độc giả.
ĐÁNH GIÁ/NHẬN XÉT CHUYÊN GIA
Công trình này làm sáng tỏ những số phận, những tuổi thơ, những khám phá và những phát kiến mới về bản sắc, và cả những lập trường phức tạp thường trái chiều so với những gì mà độc giả có thể mong đợi. Cuốn sách mở ra một thế giới cosmopolite và đứt gãy, những tuổi thơ di trú từ Bắc vào Nam, rồi ra ngoại quốc, những đường đời zigzag. Chúng ta có thể nghĩ rằng thế giới đó đã biến mất nếu như nó không để lại dấu ấn sâu đậm lên nhiều thế hệ và nhất là nó vẫn còn thời sự trong thế giới đầy biến chuyển ngày nay.
Eric Jennings
Giáo sư Sử học, Đại học Toronto
Cuốn sách này của một nhà nghiên cứu trẻ tài năng đã cho thấy trong một thế giới bị đảo lộn bởi giải thuộc địa, giáo dục nằm ở tâm điểm của những toan tính chính trị, ngoại giao, văn hóa và sự gìn giữ bản sắc. Một câu chuyện đáng để khám phá và suy ngẫm ở kỷ nguyên toàn cầu hóa.
Rebecca Rogers
Giáo sử Lịch sử, ĐH Paris Descartes, Sorbonne Paris Cité
TRÍCH ĐOẠN HAY
“Di sản cơ bản nhất mà nền giáo dục thuộc địa để lại là sự tiếp nhận chữ Quốc ngữ của người Việt, tạo nên một nền báo chí và văn chương phong phú và đa dạng2. Trên phương diện sư phạm, giáo dục thuộc địa đưa những môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật vào chương trình, mở ra cánh cửa văn hóa, văn chương và triết học ngoài khuôn khổ Khổng giáo và kiến thức nghệ thuật cũng vượt khỏi khuôn khổ Á châu3. Trên phương diện xã hội, giáo dục nữ sinh góp phần làm thay đổi địa vị phụ nữ trong xã hội. Ngoài ra phải kể đến giáo dục cho các dân tộc thiểu số và việc hiện đại hóa trường chùa ở Lào và Campuchia.”
“Ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, tầng lớp tinh hoa Đông Dương kiểu mới được đào tạo trong nhà trường Pháp, tha thiết với quá trình hiện đại hóa, đã bắt đầu tìm cách tận dụng những lợi ích của “sứ mạng khai hóa”. Họ đòi hỏi cho con cái họ được học lên bậc trung và đại học, thậm chí trong những ngôi trường trung học danh giá vốn chỉ dành cho học sinh Pháp. Nhưng câu trả lời từ chính quyền không như họ mong đợi. Trường Pháp có tiếp nhận con cái họ nhưng học phí đắt đỏ và đầu ra thì hiếm hoi và bạc bẽo. Hễ khi tình hình chính trị căng thẳng, chính quyền lập tức thít chặt đầu vào ở các trường bên Pháp, chẳng hạn như hạn chế đưa sinh viên Đông Dương sang Pháp trong những năm 1930. Những ai du học ở Pháp quốc trở về đều chung một suy nghĩ những giá trị đang thịnh hành ở chính quốc đều bị mất giá trên chính xứ sở của họ. Học sinh Đông Dương phải tự ý thức được sự bất công về một nền giáo dục ca tụng tự do cá nhân và tinh thần phản biện, trong khi đó việc biểu đạt những giá trị này tại Đông Dương thì sớm muộn sẽ bị trấn áp, ngay cả trên ghế nhà trường. Một bộ phận của thế hệ này, mà nhà xã hội học Trịnh Văn Thảo gọi là “Thế hệ 19252”, sẽ làm cho hàng ngũ theo phái quốc gia, cộng sản và trotskyste đông đảo lên. Vì không còn đủ kiên nhẫn về một cuộc cải tổ thuộc địa giản đơn nên trong cuộc đấu tranh, họ huy động và vận dụng những kỹ năng và kiến thức tiếp thu được từ nhà trường Pháp.”
(Chương 1: Từ sứ mạng khai hóa đến phái bộ văn hóa)
Lời kể của các nhân chứng cho thấy ba yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn trường Pháp của các gia đình và phụ huynh người Việt. Yếu tố thứ nhất là hoàn cảnh và điều kiện gia đình thuận lợi. Đó chủ yếu là những gia đình khá giả có điều kiện cho con học trường Pháp. Yếu tố thứ hai là sự gần gũi về văn hóa và xã hội với nước Pháp. Đó là những gia đình nói tiếng Pháp, có hiểu biết về văn hóa Pháp và biết rõ về hệ thống giáo dục Pháp ngay dưới thời thuộc địa. Yếu tố thứ ba là ước muốn dành cho con cái một tương lai tốt đẹp nhất có thể trong một môi trường giáo dục chất lượng và ưu việt.
(Chương 3: lưu huỳnh, muối và thủy ngân)
VỀ TÁC GIẢ
Nguyễn Thụy Phương
Tiến sĩ Giáo dục (Đại học Paris Descartes, 2013) chuyên về lịch sử giải thực dân văn hóa, giáo dục thuộc địa và hậu thuộc địa.
Phó giám đốc Mạng lưới Giáo dục (EduNet), giám đốc Vietnam Education Symposium, thuộc Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE Global).
Chuyên gia tư vấn, thẩm định và hợp tác các dự án trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Pháp.
Tác Giả: hội đồng khoa học xã hội tphcm
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: phan du
Nhà Xuất Bản: cty sách tao đàn
Tác Giả: bhante gunaratana
Nhà Xuất Bản: công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội samanta
Tác Giả: ann shen
Nhà Xuất Bản: phụ nữ
Tác Giả:
Nhà Xuất Bản: nxb tổng hợp tphcm
Tác Giả: hoàng lại giang
Nhà Xuất Bản: nxb chính trị quốc gia
Tác Giả: nguyễn đức hiệp
Nhà Xuất Bản: cty sách dân trí
Tác Giả: ivan kiriow, léa milsent
Nhà Xuất Bản: nhã nam
Tác Giả: hồng thái
Nhà Xuất Bản: nxb trẻ
Tác Giả: paulus của
Nhà Xuất Bản: công ty tnhh quốc tế mai hà