Các bạn đang Xem Cuốn Sách có tự đề "đoản thi đông á (trung hoa - korea - việt nam - nhật bản)" thuộc danh mục thể loại "văn học" được xuất bản bởi nhà xuất bản "Bìa Mềm". Cuốn sách này được phát hành với hình thức bìa "bìa mềm" và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn có thể Tải cuốn sách "đoản thi đông á (trung hoa - korea - việt nam - nhật bản)" PDF một cách rất nhanh chóng theo hướng dẫn bên dưới:
Chào mừng Bạn đã ghé thăm trang Website TaiSachPdf.VN – Nơi bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách hay và mới nhất hiện nay. Cuốn sách đoản thi đông á (trung hoa - korea - việt nam - nhật bản) của tác giả “phan thị thu hiền, nguyễn thị bích hải, nguyễn thị thanh xuân, l“ được “Bìa Mềm” xuất bản với hình thức “bìa mềm” đang được rất nhiều đọc giả quan tâm thuộc thể loại “văn học”.
Sách vốn là kho tàng tri thức quý báu, có khả năng thay đổi cuộc sống của nhiều người. Website TaiSachPdf.VN đã cung cấp một môi trường cho phép mọi người tiếp cận hàng ngàn cuốn sách PDF thuộc đa dạng thể loại.
Các bạn có thể truy cập vào Website TaiSachPdf.VN để xem và tải cuốn sách "đoản thi đông á (trung hoa - korea - việt nam - nhật bản)" dưới các định đạng File: PDF, AZW3, EPUB, PRC để đọc thuận tiện hơn. Bên dưới là thông tin cơ bản của cuốn sách "đoản thi đông á (trung hoa - korea - việt nam - nhật bản)"
nhà cung cấp | nxb tổng hợp tphcm |
---|---|
tác giả | phan thị thu hiền, nguyễn thị bích hải, nguyễn thị thanh xuân, l |
nxb | nxb văn hóa văn nghệ |
năm xb | 2020 |
trọng lượng (gr) | 400 |
kích thước bao bì | 13.5 x 13.5 x 1.8 |
số trang | 372 |
hình thức | bìa mềm |
tác phẩm download nhiều nhất | top 100 tác phẩm thơ ca, tục ngữ, ca dao, thành ngữ download nhiều của tháng |
TẢN BỘ TRONG VƯỜN ĐOẢN THI
Phan Thị Thu Hiền
Nếu so với sonnet, thể thơ ngắn nổi tiếng, quen thuộc nhất của văn học châu Âu (bài thơ trong hình thức cổ điển có 10 dòng với 140 âm tiết) thì các thể thơ ngắn nhất đồng thời nổi tiếng bậc nhất của văn học Đông Á nhỏ nhắn hơn nhiều.
Bên cạnh tuyệt cú (bài thơ 20 hoặc 28 âm tiết) vốn xuất phát từ Trung Hoa nhưng dần trở thành gần như một gia tài chung trong văn học chữ Hán của khu vực, được thi nhân cả ở Korea, Nhật Bản, Việt Nam thưởng thức và sáng tác thì mỗi nền văn học dân tộc lại có hình thức đoản thi độc đáo, trong ngôn ngữ, văn tự riêng của mình. Có thể kể sijocủa Korea (hình thức quy chuẩn chừng 45 âm tiết), lục bát của Việt Nam (bài thơ 2 câu chỉ gồm 14 âm tiết), haikucủa Nhật Bản (17 âm tiết).Tuyệt cú tương đương với thể rubai (bài thơ cũng 4 dòng) của Ba Tư (Tây Á). Lục bát hai câu thì gần gũi với hình thức bài thơ một sloka (2 dòng, tổng cộng 32 âm tiết) trong văn học Ấn Độ (Nam Á).
Tuy nhiên, có lẽ khắp thế giới không tìm được một khu vực nào khác phong nhiêu các đoản thi, say mê nồng nhiệt và sở trường đặc biệt về các thể thơ này như ở Đông Á.
Các nền văn học Đông Á đều khởi đầu bằng thơ ca. Song, những thể thơ ngắn tiêu biểu không tự nhiên có được ngay thuở ban sơ, mà thường xuất hiện khá muộn về sau.
Tuyệt cú hình thành khoảng thế kỷ VI; sijo, lục bát định hình như một thể thơ vào khoảng thế kỷ XIV; haiku được khai sinh như một hình thức độc lập vào giữa thế kỷ XVII.
Tất cả đều cho thấy con đường đến đoản thi là hành trình trưởng thành, thuần thục của mỗi nền văn học.
Tuy phần lớn các thể thơ ngắn Đông Á đều có nguồn gốc trực tiếp hoặc sâu xa từ bài ca (dân gian), nhưng quan hệ giữa “thi” và “ca” được tiếp nối ở sijo, lục bát lâu dài, chặt chẽ hơn so với tuyệt cú, haiku.
Có thể hình dung tuyệt cú của Trung Hoa như một thế giới tương hỗ chặt chẽ Âm-Dương, hài hòa, đối xứng; haiku của Nhật Bản xây dựng thế cân bằng lệch, cực Dương; trong khi lục bát của Việt Nam cực Âm, nhịp nhàng, uyển chuyển; sijo của Korea mềm mại, linh hoạt.
Như vậy, những bài thơ bốn dòng, ba dòng, hai dòng, hay một dòng của tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku, nhìn trên bề mặt, có kết cấu hết sức đa dạng. Tuy nhiên, cấu trúc sâu tạo nghĩa của các thể thơ này lại đồng quy một cách lạ lùng. Cách này hay cách khác, các đoản thi thành công luôn có một bản lề khép lại tâm cảnh/ ý cảnh của phần đầu bài thơ và đột ngột xoay chuyển mở ra trong câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng một tâm cảnh/ ý cảnh khác, mới mẻ tinh khôi, dù cả hai vẫn không ngừng là một thế giới… Toàn bộ phần đầu bài thơ tích tụ, chất dồn năng lượng cho sự thăng hoa, bùng nổ ở câu thơ cuối cùng/ ngữ đoạn cuối cùng.
So sánh với thơ ngắn của các nền văn học khác như vậy, có thể nhận thấy đặc trưng của các đoản thi Đông Á trong sự nhuần nhị, tự nhiên dung nhập cảnh và tình, hòa quyện trữ tình và triết lý, hàm súc mà dư ba.
Tuyệt cú, sijo, lục bát, haiku cùng hàm súc, giàu sức gợi, nhưng thi pháp của mỗi thể thơ lại mang sắc thái khác nhau.
Tóm lại, tuyệt cú của Trung Hoa, haiku của Nhật Bản, sijo của Korea và lục bát của Việt Nam chia sẻ khá nhiều đặc điểm tương đồng có tính loại hình và có tính khu vực. Cả bốn thể thơ đều hàm súc, giàu sức khơi gợi. Cả bốn thể thơ, với những cách thức và mức độ khác nhau đều chịu ảnh hưởng của truyền thống văn hóa Á Đông (Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo...).
Bên cạnh những đặc điểm chung, tuyệt cú, haiku, sijo, lục bát, mỗi thể lại có những đặc trưng biểu hiện bản sắc dân tộc độc đáo. Sijo và lục bát có nhiều điểm gần gũi nhau hơn so với tuyệt cú và haiku. Trong khi tuyệt cú và haikucổ điển, hàn lâm, luật thi nghiêm ngặt thì sijovà lục bát tự nhiên, năng động hơn. Tuyệt cú và haikuchủ yếu là tiếng thơ vô ngã, lôi cuốn bằng sự sắc sảo, chiều sâu tôn giáo - triết học, đậm đà phong vị Thiền tông. Sijo và lục bát lại cất lên lời ca mang giọng điệu trữ tình, nồng nàn sắc thái cá nhân, chinh phục nhờ những vẻ đẹp biến ảo của tâm hồn.
Bộ sách tinh tuyển văn chương Đông Á đã xuất bản:
Những mái lều ẩn cư trong văn chương Đông Á (2013)
Những kỳ nữ trong thơ ca Đông Á (2014)
Huyền thoại lập quốc của các nước Đông Á (2014)
Thi tăng Đông Á (2017)
Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á (2017)
Thượng Hải – Tokyo – Hà Nội – Seoul trong văn chương Đông Á đầu thế kỷ XX (2017)
Đoản thi Đông Á (2020)
Các trích đoạn:
Mai hoa tuyệt cú
梅花绝句
陆游
闻道梅花坼晓风,
雪堆遍满四山中。
何方可化身千亿,
一树梅花一放翁。
Phiên âm:
MAI HOA TUYỆT CÚ
Lục Du (1)
Văn đạo mai hoa sách hiểu phong,
Tuyết đôi biến mãn tứ sơn trung.
Hà phương khả hóa thân thiên ức,
Nhất thụ mai tiền nhất Phóng Ông.
Dịch thơ:
Thơ tuyệt cú về hoa mai
Nghe gió sớm về mai nở bông,
Như làn tuyết phủ khắp non trùng.
Cách chi thân hóa thành muôn ức,
Bên mỗi gốc mai một Phóng Ông.
1. Lục Du (1125 – 1210) tự là Vụ Quan, hiệu là Phóng Ông, quê ở Sơn Âm (nay thuộc tỉnh Chiết Giang). Xuất thân trong gia đình quan lại, sớm tiếp thu được truyền thống văn hóa tốt đẹp và hoài bão ý chí yêu nước. Ông từng thi đỗ tiến sĩ nhưng bị đánh trượt; sau đó ông tòng quân chỉ huy quân đội ở một số địa phương. Lục Du là nhà thơ yêu nước vĩ đại thời Nam Tống, văn võ kiêm toàn, luôn chủ trương chống quân Kim xâm lược.
Ông có tài cả về thơ, từ, tản văn, lại sở trường về sử học. Bình sinh ông sáng tác gần ba vạn bài thơ, nay còn lại hơn 9.000 bài. Thơ ông có nội dung phong phú, tính hiện thực cao và chứa chan tinh thần yêu nước. Phong cách thơ ông trầm hùng, hào phóng; ông sành tất cả các thể thơ, nhất là thất ngôn luật thi.
Tác phẩm có Kiếm Nam thi cảo, Vị Nam văn tập, Phóng Ông từ.
Tác Giả: jenny lawson
Nhà Xuất Bản: az việt nam
Tác Giả: dương thiên lý
Nhà Xuất Bản: cty sách hương giang
Tác Giả: mikumo gakuto
Nhà Xuất Bản: thái hà
Tác Giả: gayrill troyepoysky
Nhà Xuất Bản: đông a
Tác Giả: kōbō abe
Nhà Xuất Bản: bách việt
Tác Giả: rudyard kipling
Nhà Xuất Bản: đông a
Tác Giả: đỗ kh.
Nhà Xuất Bản: công ty tnhh domino books
Tác Giả: mizue tani
Nhà Xuất Bản: huy hoang bookstore
Tác Giả: triêu tiểu thành
Nhà Xuất Bản: đinh tị
Tác Giả: matt haig
Nhà Xuất Bản: nhã nam