Các bạn đang Xem Cuốn Sách có tự đề "ngôi nhà ở làng quê" thuộc danh mục thể loại "văn học" được xuất bản bởi nhà xuất bản "NXB Phụ Nữ Việt Nam". Cuốn sách này được phát hành với hình thức bìa "bìa mềm" và đang là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên thị trường hiện nay.
Bạn có thể Tải cuốn sách "ngôi nhà ở làng quê" PDF một cách rất nhanh chóng theo hướng dẫn bên dưới:
Chào mừng Bạn đã ghé thăm trang Website TaiSachPdf.VN – Nơi bạn có thể tìm kiếm những cuốn sách hay và mới nhất hiện nay. Cuốn sách ngôi nhà ở làng quê của tác giả “aleksei varlamov“ được “NXB Phụ Nữ Việt Nam” xuất bản với hình thức “bìa mềm” đang được rất nhiều đọc giả quan tâm thuộc thể loại “văn học”.
Sách vốn là kho tàng tri thức quý báu, có khả năng thay đổi cuộc sống của nhiều người. Website TaiSachPdf.VN đã cung cấp một môi trường cho phép mọi người tiếp cận hàng ngàn cuốn sách PDF thuộc đa dạng thể loại.
Các bạn có thể truy cập vào Website TaiSachPdf.VN để xem và tải cuốn sách "ngôi nhà ở làng quê" dưới các định đạng File: PDF, AZW3, EPUB, PRC để đọc thuận tiện hơn. Bên dưới là thông tin cơ bản của cuốn sách "ngôi nhà ở làng quê"
tên nhà cung cấp | phụ nữ |
---|---|
tác giả | aleksei varlamov |
người dịch | phan xuân loan |
nxb | nxb phụ nữ việt nam |
năm xb | 2020 |
ngôn ngữ | tiếng việt |
trọng lượng (gr) | 260 |
kích thước bao bì | 20.5 x 13.5 x 1.2 |
số trang | 252 |
hình thức | bìa mềm |
tác phẩm download nhiều nhất | top 100 tác phẩm truyện ngắn - tản văn download nhiều của tháng |
Ngôi Nhà Ở Làng Quê
Tác phẩm
Trong tuyển tập Ngôi nhà ở làng quê, nhà văn Aleksei Varlamov đã bộc lộ tất cả những gì thuộc về con người, ở mức độ dữ dội nhất. Tác phẩm gồm năm truyện vừa và truyện ngắn, được viết vào cuối thập niên 1990 về những con người luôn trăn trở về các giá trị đạo đức và tinh thần giữa những sự đổi thay dữ dội của xã hội Nga trong thế giới hiện đại. Với mẩu chuyện cuối cùng “Ngôi nhà ở làng quê” - cùng tên với tựa sách, Aleksei Varlamov đã đề cập nhiều về cuộc đời của những người dân sống ở vùng nông thôn, họ không chỉ bất mãn với cuộc đời đã sống mà còn nỗi giận dữ trước số phận chung của người nông dân và cả chính phần số của mình. “Ngôi nhà ở làng quê” cũng đề cập về ranh giới giữa sự sống và cái chết, của tình yêu mãnh liệt và hy vọng khôn nguôi trong sự thay đổi của thời đại.
Bạn đọc sẽ cảm nhận văn phong đặc trưng trong các tác phẩm của Aleksei Varlamov luôn thấm đẫm suy tư. Không lôi cuốn người đọc bằng những tình tiết gay cấn hay lối hành văn bóng bẩy, nhưng cách viết đầy gai góc của ông khiến chúng ta phải trăn trở, day dứt và ám ảnh. Đối với người yêu thích văn học Nga thì những tác phẩm của ông sẽ níu chân người đọc bởi câu chuyện đời sống gần gũi; qua đó thể hiện được thế giới nội tâm nhiều chiều của con người khi va đập với thế giới xung quanh. Aleksei Varlamov từng chia sẻ “nhà văn viết không phải những gì anh ta muốn viết, mà là những gì anh ta phải viết”. Ông tin rằng nhà văn “cần phải sống những gì cuốn sách đã sống” trước khi bắt tay vào viết. Đây cũng là lý do, các tác phẩm của Aleksei Varlamov luôn được đánh giá là một trong những dấu ấn nổi bật của văn học đương đại Nga về việc giữ gìn giá trị nhân văn giữa dòng xoáy đổi thay của thời cuộc.
“Như những người theo chủ nghĩa hiện thực khác của thập niên 1990, Varlamov hướng đến các vấn đề nhân văn kinh điển Nga và văn xuôi “truyền thống” của một phần ba cuối thế kỷ XX. Việc tìm về chủ đề làng quê giúp nhà văn hiện đại chạm đến những vấn đề chung của con người, những câu hỏi hiện sinh – về ý nghĩa cuộc đời, số phận con người, sự sống và cái chết”.
Tác giả
Aleksei Nikolayevich Varlamov (sinh năm 1963): nhà văn, nhà chính luận, nhà nghiên cứu lịch sử Nga thế kỉ XX. Ông hiện đang là Tổng biên tập tạp chí Học văn, Hiệu trưởng trường viết văn Gorki của Nga và giáo sư thỉnh giảng Đại học Iowa, Hoa Kì.
Các tác phẩm của Aleksei Varlamov luôn được giới phê bình đánh giá cao và đạt được những giải thưởng danh giá, như tiểu thuyết “Thằng khờ” (năm 1995); truyện vừa “Ra đời” (đăng trên “Thế giới mới”) đã mang đến cho ông giải thưởng Antibooker ngay cùng năm. Và đến năm 2014, tiểu thuyết “Sói suy tư” của ông được nhận định là “một nỗ lực cá nhân khi nhìn về Thế kỉ Bạc”.
Trong số rất nhiều giải thưởng danh giá của ông, có thể kể đến giải thưởng Solzhenhitsyn năm 2006 “do sự khắc họa tinh tế trong văn xuôi sức mạnh và sự mong manh của hồn người, số phận của nó trong thế giới hiện đại; do sự nắm bắt những con đường của văn học Nga thế kỷ XX trong thể loại tiểu sử nhà văn”.
Một số trích đoạn trong tác phẩm
Trích đoạn 1:
Nàng vừa học xong năm thứ nhất đại học và lên đường nghiên cứu văn học dân gian. Ở đó họ phải rảo qua từng nhà trong làng, hai cô gái trẻ thành phố hay cười và một cậu trai thẹn thùng bối rối – chàng trai duy nhất trong nhóm họ. Một lần nọ, họ vào nhà một cụ bà, người mà tất cả đều bảo biết rất nhiều câu niệm chú. Nhưng bà cụ không muốn tiết lộ một câu nào và quyết liệt chối phăng tất cả, còn Anna nhất quyết không lui bước – nàng rất muốn moi được từ cụ bà sống gần trọn một thế kỉ này những văn bản nào đó giá trị. Nhưng nàng có giăng những cái bẫy nào, có nịnh nọt ra sao, cụ vẫn im lặng, mà có thể, quả tình cụ chẳng biết một lời niệm chú, trù ểm nào chăng. Thế nhưng, khi họ đã sửa soạn tay không ra về, cụ bà tinh tế nhìn Anna và cô bạn gái rồi bất ngờ thốt lên:
- Các cô à, không phải tất cả các cô đây đều còn con gái.
- Trích “Dạt trôi”
Trích đoạn 2:
Các nhà thờ phương bắc có số phận khác nhau. Một số đơn giản là bị phá hủy, số khác mất đầu, giờ trở thành câu lạc bộ hay cửa hàng, nhóm thứ ba bị thiêu rụi, những cái khác bị nhổ khỏi mặt đất và chuyển đi nơi khác. Người ta kể lại cách đây không lâu, ở Kushereka còn một nhà thờ gỗ tuyệt đẹp, cái duy nhất trong vùng còn phụng lễ sau chiến tranh. Nhưng sau đó, khi một khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập ở Malye Karely, các tay mu-gích tháo vát đột ngột đến Kushereka và dỡ nhà thờ ra thành từng súc gỗ lăn, vui vẻ vẫy tay chào những bà già khóc nức nở. Sau đó, những súc gỗ được đánh số, buộc lại và chở trên các trực thăng tới Arkhangelsk, trên đường đi một số trong những súc gỗ này rơi xuống, mất dạng trong đầm lầy. Phần còn lại được gom góp lần nữa, bổ sung bằng những súc gỗ mới và đứng trong những bãi được rào quanh giúp vui cho khách tham quan và những người hoài cổ với giá vẽ và máy ảnh. Còn Kushereka chẳng bao lâu sau bị tuyên là ngôi làng thiếu triển vọng, theo sau nhà thờ đến lượt trường học bị đóng cửa, và người dân bỏ ra đi.
- Trích “Đất Thánh”
Trích đoạn 3:
Một lần nọ Petya hay tin “Thượng Hải” sắp bị đóng cửa. Anh ta cố mua lại nó từ chính quyền thành phố, nhưng đòi dẹp tiệm nó chính là Đại sứ quán Trung Quốc, nơi cuộc sống theo tháng năm đang trở nên sống động hơn, ban đêm nhiều ngọn đèn rực sáng hơn ở các cửa sổ và những người Trung Quốc đầu tiên đã xuất hiện. Đầu tiên họ không đông lắm, nhưng dần dần sinh viên Trung Quốc ngập tràn trường đại học, và dần dần hàng hóa nhãn mác “Made in China” giăng ngập các không gian khoáng đãng của Nga, giống như bầu trời bị màn sương xám che phủ trong ngày ảm đạm. Tất cả những ảnh hưởng của Petya, tất cả bạc tiền và những mối quan hệ đã không thể ngăn cản bước tiến này. Một đêm nọ quán bia bị tháo dỡ, chỗ nó ở trở nên trống hoác.
- Trích “Thượng Hải”
Trích đoạn 4:
Đã bốn giờ sáng. Đêm phim Sla-vơ đã kết thúc. Những đống lửa đã tàn, trút bỏ các áo choàng lính và áo độn bông, các nam và nữ sinh viên khoa các ngôn ngữ Sla-vơ đã ngủ, cô bé nhỏ xíu bán vốt-ca cũng đã chợp mắt. Những tia sáng của rạp chiếu phim cũng tắt, thành phố đã ngủ rồi, ngay cả những người rong chơi muộn nhất cũng đã tản mát về nhà, chỉ còn lại mình tôi trên thế giới này. Trên đường về nhà tôi gặp một bà già Thổ. Bà ta đi, quấn trong tấm khăn choàng, tôi nháy mắt với bà – bà nhìn tôi ngạc nhiên và càu nhàu gì đó. Có lẽ bà ta cho rằng tôi đang chế giễu bà. Tôi trỏ ngón tay cái về phía bà – bà ta giận dữ quay đi, lướt ngang qua. Ôi, tiếc thay, nếu biết tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, hẳn tôi sẽ nói với bà: “Cố lên, bà cụ ơi, cứ đội tấm khăn choàng của mình và đừng quên bà là người Thổ, và đất nước Thổ Nhĩ Kỳ của bà không hề tệ hơn vương quốc nhỏ bé tuyệt vời này”.
- Trích “Đêm phim Sla-vơ”
Trích đoạn 5:
Không lâu trước khi ông Vasily Fyodorovich được 70 tuổi, tôi đã gởi về làng một bức thư, và một thời gian sau nhận được trả lời của bà Nadya.
“Cậu chúc mừng sinh nhật ông còn ông ấy đã được mai táng. Ông mất ngày 8 tháng 4. Nhưng ông bệnh chỉ 15-20 phút. Thì ra bị chảy máu não. Mọi người đều ngạc nhiên. Tôi chẻ củi rồi đang chất vào kho. Sau đó đi đun trà và nói với ông ấy: Ông nằm nghỉ đi. Nhưng ông lại nằm ngay xuống ghế xô pha: ‘tôi đau ngực’. Rồi co giật và thở khò khè. Chỉ bệnh thế thôi.”
Tôi buồn vì bà không gởi điện tín cho tôi để tôi có thể vĩnh biệt ông. Nhưng có thể vậy cũng đúng: tôi là gì của ông cụ chứ? Có lẽ việc tôi tức tốc về và có mặt tại đám tang trông sẽ kì lạ, đặc biệt là không ai biết về mối quan hệ ấm áp của chúng tôi. Tôi chỉ biết uống một chung vốt-ca trong lần đến Nikol tiếp đó vào mùa xuân bên mộ ông, không có bia, thậm chí chẳng một tấm bảng. Chỉ có một cây thánh giá thô kệch đứng trên nấm mộ vừa nhú cỏ xanh và hàng chữ nguệch ngoạc được cào bằng bút bi:
Vasily Fyodorovich Makhalov
1922-1992
- Trích “Ngôi nhà ở làng quê”
Tác Giả: jenny lawson
Nhà Xuất Bản: az việt nam
Tác Giả: dương thiên lý
Nhà Xuất Bản: cty sách hương giang
Tác Giả: mikumo gakuto
Nhà Xuất Bản: thái hà
Tác Giả: gayrill troyepoysky
Nhà Xuất Bản: đông a
Tác Giả: kōbō abe
Nhà Xuất Bản: bách việt
Tác Giả: rudyard kipling
Nhà Xuất Bản: đông a
Tác Giả: đỗ kh.
Nhà Xuất Bản: công ty tnhh domino books
Tác Giả: mizue tani
Nhà Xuất Bản: huy hoang bookstore
Tác Giả: triêu tiểu thành
Nhà Xuất Bản: đinh tị
Tác Giả: matt haig
Nhà Xuất Bản: nhã nam